Hoạt động cung ứng ngày càng phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt toàn bộ bức tranh chuỗi cung ứng để liên tục cập nhật và vận hành hiệu quả. Chuỗi cung ứng đầu-cuối (End-to-end supply chain) là một cách tiếp cận mới trong quản trị chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu trên. Vậy chuỗi cung ứng đầu-cuối là gì? Phương pháp này có gì khác biệt so với chuỗi cung ứng truyền thống? Cùng Citek tìm hiểu trong bài viết sau!

Chuỗi cung ứng đầu-cuối (End-to-end supply chain) là gì?

Hoạt động cung ứng ngày càng phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt toàn bộ bức tranh chuỗi cung ứng để liên tục cập nhật và vận hành hiệu quả. Chuỗi cung ứng đầu-cuối (End-to-end supply chain) là một cách tiếp cận mới trong quản trị chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu trên. Vậy chuỗi cung ứng đầu-cuối là gì? Phương pháp này có gì khác biệt so với chuỗi cung ứng truyền thống? Cùng Citek tìm hiểu trong bài viết sau!

Xem nhanh

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?

Chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) là gì?

Một chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) tích hợp nhiều hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp vào một quy trình làm việc liên tục: từ thu mua, dự báo, lên kế hoạch, sản xuất, phân phối, lưu trữ, cho đến vận chuyển, giao hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Quy trình này trái ngược hoàn toàn so với những hoạt động rời rạc của chuỗi cung ứng truyền thống. Chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) không chỉ tập trung vào từng giai đoạn riêng lẻ, mà còn xem xét đến cách thức tương tác giữa những giai đoạn này. Mục tiêu là xây dựng bức tranh toàn diện về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu toàn bộ quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?
Chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) có khả năng cung cấp một bức tranh toàn diện về hoạt động cung ứng của doanh nghiệp nhờ xem xét mỗi liên hệ giữa các bước trong chuỗi cung ứng thay vì chỉ coi chúng như những hoạt động riêng lẻ.

Chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) bao gồm tất cả các hoạt động cung ứng của doanh nghiệp. Đồng thời, với quy trình này, doanh nghiệp có thể theo dõi chuỗi cung ứng xuyên suốt và liên tục. Do đó, khi có bất kỳ sự thay đổi nào đối với một hoạt động trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đều phải xem xét trên 2 phương diện: Sự thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến bản thân hoạt động đó và với các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng? Như vậy, mục tiêu của việc quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối là tối ưu hóa từng hoạt động mà không tác động tiêu cực đến phần còn lại của quy trình.

Lấy ví dụ về hoạt động thu mua nguyên vật liệu. Nếu xét một cách riêng lẻ, mục tiêu của hoạt động này là tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô giá rẻ nhất. Trái lại, với chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end), doanh nghiệp còn phải cân nhắc giữa lợi ích chi phí với rủi ro về mặt thời gian nếu những nguyên liệu giá rẻ này không đảm bảo chất lượng hoặc không được cung ứng đều đặn. Thậm chí, khi nguyên liệu đầu vào kém chất lượng, doanh nghiệp còn phải tăng cường kiểm soát chất lượng nếu muốn đảm bảo sản xuất hiệu quả - làm tăng chi phí nhân công và khả năng lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Do đó, người quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối phải cân bằng được mặt lợi và hại giữa những yếu tố trên, sao cho tối ưu được chi phí mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào và các bước sau của chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?
Mục tiêu của việc quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối là tối ưu hóa từng hoạt động mà không tác động tiêu cực đến phần còn lại của quy trình.

So sánh Chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) với Chuỗi cung ứng truyền thống

Chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) và truyền thống đều có chung một mục tiêu đó là giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hai cách tiếp cận này đều có những hoạt động tương đồng như sản xuất, vận chuyển hay chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng truyền thống thường xem mỗi hoạt động là một quy trình độc lập, với những nhu cầu và mục tiêu riêng. Trong khi đó, chuỗi cung ứng đầu-cuối xem mỗi hoạt động là một mảnh ghép nhỏ trong một quy trình lớn tích hợp nhiều bước khác nhau.

Trong chuỗi cung ứng truyền thống, dòng chảy thông tin được lưu chuyển một chiều (từ nhà máy đến khách hàng). Nghĩa là người quản lý sẽ tối ưu đầu ra dựa trên đầu vào là kết quả của những hoạt động trước đó trong chuỗi cung ứng. Về cơ bản, dòng thông tin một chiều biểu thị cách các nguyên liệu, thành phẩm lưu chuyển dọc theo chuỗi cung ứng để đến tay khách hàng.

Còn với chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end), người quản lý phải phân tích thông tin từ hai chiều (từ nhà máy đến khách hàng và từ khách hàng về nhà máy). Nghĩa là ngoài những thông tin cần có như trong chuỗi cung ứng truyền thống, người quản lý còn phải nắm được những công đoạn nào sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng để tư duy ngược lại những yếu tố cần thiết tạo nên sản phẩm và cách các công đoạn này tương tác với nhau. Tổng hợp cả hai chiều thông tin sẽ tạo nên chuỗi cung ứng đầu-cuối.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?
Với chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end), người quản lý phải phân tích thông tin từ hai chiều (từ nhà máy đến khách hàng và từ khách hàng về nhà máy) để đảm bảo tầm nhìn bao quát về toàn bộ chuỗi cung ứng.

Để so sánh hai cách tiếp cận này, Citek sẽ lấy ví dụ về một người quản lý sản xuất. Trong chuỗi cung ứng truyền thống, người quản lý sản xuất sẽ có rất ít thông tin về quy trình thu mua, ngoại trừ những nguyên liệu đầu vào họ nhận được từ nhân sự đảm nhận việc thu mua. Cũng là người quản lý ấy nhưng ở trong chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end), họ được nắm tất cả những thông tin cần thiết, từ thu mua, sản xuất, đến các công đoạn sau đó như vận chuyển, giao hàng,… để có thể tối ưu hoạt động sản xuất của mình. Để quản sát được bước tranh tổng quan như vậy, người quản lý chuỗi cung ứng đầu cuối thường xuyên phải truy xuất một lượng lớn dữ liệu. Do đó, họ cần ứng dụng những công nghệ mới, chẳng hạn như các phần mềm trên nền tảng đám mây, để cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác giữa một chuỗi cung ứng đầy phức tạp của doanh nghiệp.

Bảng so sánh giữa Chuối cung ứng đầu-cuối (end-to-end) và Chuỗi cung ứng truyền thống

Đầu-cuối (End-to-end) Truyền thống
Mục tiêu Giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ thoải mãn được nhu cầu của khách hàng Giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ thoải mãn được nhu cầu của khách hàng
Góc nhìn Toàn bộ chuỗi cung ứng là một quy trình thống nhất Mỗi bước trong chuỗi cung ứng là một quy trình độc lập
Phương pháp Người quản lý phân tích thông tin hai chiều để quan sát toàn bộ quy trình Người quản lý sử dụng dòng thông tin một chiều để tập trung vào những công việc cụ thể của họ.
Kết quả Một chuỗi cung ứng toàn diện, thống nhất, được vận hành như một quy trình làm việc xuyên suốt Phát sinh vấn đề do thay đổi một bước trong quy trình mà không lường trước những ảnh hưởng đến các bước còn lại

Lợi ích của chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end)

Quản trị chuỗi cung ứng đầu-cuối cũng mang lại những lợi ích như phương pháp truyền thống. Chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, tăng trải nghiệm khách hàng, giảm vấn đề phát sinh,... Nhưng hơn thế nữa, phương pháp này còn có thêm những ưu điểm sau:

1. Vận hành hiệu quả hơn

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung giải quyết vấn đề phát sinh mà không nhìn bao quát chuỗi cung ứng, thì giải pháp đưa ra có thể làm đình trệ cả quy trình. Chẳng hạn, khi rút ngắn quy trình bán hàng, khách hàng dễ bỏ qua hoặc không đọc kỹ các chính sách đổi trả, bảo hành và các dịch vụ kèm theo. Thoạt nhìn, giải pháp này sẽ giúp ích cho hoạt động bán hàng, nhưng thực tế lại gây thêm gánh nặng cho đội ngũ Chăm sóc khách hàng và Logistics ngược. Quản trị đầu-cuối giúp doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng thống nhất, liền mạch, tránh những cải tiến làm phát sinh vấn đề gây ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?

2. Giảm rủi ro chậm trễ hoặc xảy ra sự cố trong chuỗi cung ứng

Vấn đề có thể phát sinh ở bất cứ đâu trong chuỗi cung ứng, từ việc nhà cung cấp ngưng hoạt động đột ngột, đến các tuyến đường giao hàng bị chặn do thiên tai. Quản trị đầu-cuối cho phép doanh nghiệp theo dõi xuyên suốt các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Nhờ đó, những người ra quyết định có thể xác định được các lỗ hổng và lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp có sự cố xảy ra. Chẳng hạn như đa dạng hóa nhà cung cấp và đối tác giao hàng, hoặc phân bổ lại lượng hàng tồn kho ở các khu vực,…

3. Tăng sự hài lòng của khách hàng

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là xây dựng một quy trình đáng tin cậy với giá cả phải chăng hơn cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Với chuỗi cung ứng đầu-cuối, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin đơn hàng chi tiết hơn, cũng như thời gian vận chuyển chính xác hơn, nhờ thông tin được cập nhật liên tục từ tất cả các khâu của quy trình sản xuất.

Những thông tin liên quan còn có thể chia sẻ trực tiếp với khách hàng. Vậy nên, ngay cả trong trường hợp chậm trễ, doanh nghiệp cũng có thể thông báo đến khách hàng nhanh hơn, kèm theo các mốc thời gian được cập nhật liên tục. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?

4. Tạo dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp

Đối với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đầu-cuối giúp quản lý quy trình đặt hàng minh bạch và có tổ chức hơn. Nhờ đó, các nhà cung cấp cũng sẽ hiểu rõ hơn những gì doanh nghiệp cần, thời gian và địa điểm chính xác, tránh tình trạng đơn đặt hàng gấp hoặc giao gấp trong thời gian ngắn. Hơn nữa, khi có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng dễ được chiết khấu hoặc giảm giá hơn.

5. Minh bạch trong hoạt động và tồn kho

Với chuỗi cung ứng đầu-cuối, doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết từng giai đoạn sản xuất để tránh tình trạng “thắt cổ chai”, thừa/ thiếu hàng hoặc chậm trễ trong sản xuất. Tuy nhiên, cần một lượng lớn dữ liệu để nắm bắt toàn bộ bức tranh cung ứng đầu-cuối. Do đó, một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử, đã sử dụng phần mềm hoặc các nền tảng tích hợp để sắp xếp dữ liệu hợp lý hơn. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ cấp quyền truy cập cho các quản lý ở từng cấp độ khác nhau.

6. Phân tích dữ liệu, dự đoán và cải tiến tốt hơn

Mọi dữ liệu thu thập được từ chuỗi cung ứng đầu-cuối đều có thể sử dụng để dự đoán nhu cầu khách hàng, lịch trình sản xuất,… Thay vì sản xuất theo cảm tính, dự báo đúng nhu cầu giúp đảm bảo luôn đủ hàng tại các điểm bán, giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như giảm lãng phí. Bên cạnh đó, dữ liệu chính xác cũng giúp người quản lý xác định những điểm thiếu sót hay lỗi thời trong quy trình cung ứng để giải quyết trước khi phát sinh những vấn đề lớn hơn.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?

Chọn tăng trưởng, chọn NetSuite

Mọi doanh nghiệp đều cần quản lý chuỗi cung ứng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực cho việc thu thập và phân tích dữ liệu để quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối hiệu quả. Phân hệ Quản trị chuỗi cung ứng của Oracle NetSuite sẽ thay doanh nghiệp làm việc này.

NetSuite vận hành trên nền tảng đám mây (cloud-based), cung cấp cho người dùng dữ liệu chính xác, theo thời gian thực. Nhờ đó, người quản lý có thể theo dõi chi tiết từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng để tối ưu quy trình làm việc. Đồng thời, người quản lý cũng có thể quan sát được bức tranh tổng quan để biết những cải tiến mới có tác động như thế nào đến phần còn lại của chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng đầu cuối (End-to-end supply chain) là gì?

Kết luận

Có thể thấy, chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) là một cách tiếp cận mới, giúp doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng một cách toàn diện, xuyên suốt. Phương pháp này có nhiều lợi ích hơn so với chuỗi cung ứng truyền thống, tuy nhiên cũng tồn tại một số bất cập nhất định. Để biết các giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối, cũng như những điểm mạnh và thách thức của quy trình này, hãy theo dõi các bài viết mới của Citek TẠI ĐÂY!

Bạn quan tâm chủ đề gì?

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
Bình luận
Đánh giá
Gửi bình luận

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khoa học của giải pháp SAP, đánh giá cao cách tiếp cận vấn đề và đào tạo của Citek. Hệ thống SAP hiện tại không chỉ hỗ trợ vấn đề sản xuất và quản trị công ty mà còn là nền tảng vững chắc để trong tương lai, NaMilux có thể cập nhật và cạnh tranh với xu hướng chung của thế giới – đó là chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Tổng Giám đốc NaMilux