10 Dự báo và Xu hướng triển khai ERP mới cho doanh nghiệp SME năm 2022 và 2023 – Phần 1

Giải pháp ERP phù hợp là giải pháp bắt kịp các xu hướng mới nhất, đem lại lợi ích gia tăng cho cả người dùng và đơn vị cung cấp dịch vụ. Cùng tìm hiểu thêm về 10 Dự báo & Xu hướng triển khai ERP mới trong năm 2022 và 2023 để cập nhật các thông tin và chuẩn bị tốt hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

Tổng quan về các xu hướng chính trong triển khai ERP

Hệ thống ERP đã dần trở thành một phần không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đưa ERP vào triển khai để hỗ trợ quản lý vận hành. Ngay cả những doanh nghiệp nhỏ, trước đây chưa từng có khái niệm về ERP cũng đang dần lựa chọn ERP trở thành nền tảng chính hỗ trợ quản trị doanh nghiệp.

Bảng khảo sát xu hướng triển khai hệ thống ERP của doanh nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, ERP đã và đang được các hãng (SAP, Oracle NetSuite,…) nâng cấp để trở nên tối ưu hơn, đồng thời hình thành nhiều xu hướng đột phá. Với các doanh nghiệp vừa và lớn, có 10 xu hướng triển khai ERP trong năm 2022:

10 xu hướng triển khai ERP cho doanh nghiệp năm 2022

Chi tiết các xu hướng triển khai ERP năm 2022 như sau:

1. Chuyển đổi trọng tâm từ On-Premise sang ERP Cloud

ERP Cloud không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thiên về lựa chọn giải pháp này khi muốn triển khai hệ thống ERP.

Trước đây, hầu như ERP chỉ được cung cấp dưới dạng On-Premise, các dữ liệu được lưu trữ cục bộ trên server của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới phát sinh thêm một số khoản chi phí như chi phí thuê quản lý server, gây tốn kém khiến các doanh nghiệp nhỏ không dám nghĩ tới ERP do ngân sách có hạn.

Tuy nhiên, với sự phổ biến của ERP Cloud, nhiều doanh nghiệp đã tự tin triển khai hệ thống ERP mà không phải quá lo lắng về các khoản chi phí phát sinh như khi doanh nghiệp tự quản lý server. Hệ thống này cũng giúp người dùng cắt giảm chi phí bảo trì và nâng cấp hệ thống. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể chỉ chọn các mô-đun cần thiết theo nhu cầu, giúp tiết kiệm nhiều chi phí sử dụng hệ thống.

Chuyển đổi trọng tâm từ On-Premise sang ERP Cloud

Chính nhờ những ưu điểm nổi trội đó, các giải pháp ERP SaaS (Software-as-a-service) đang dần chiếm lĩnh thị trường. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp On-Premise cũng đã chuyển hướng, đưa một phần hoặc toàn bộ dữ liệu của mình lên trên Cloud. Theo các báo cáo ERP năm 2020, có đến 51% các CIO lựa chọn giải pháp Cloud, 35% lựa chọn giải pháp On-Premise và 10% lựa chọn mô hình hybrid ERP – kết hợp giữa Cloud và On-Premise, mô hình kết hợp cả Cloud và On-Premise ERP.

Khi nhắc đến giải pháp ERP Cloud thì không thể không kể đến giải pháp ERP Oracle NetSuite. Đây là giải pháp ERP số 1 thế giới, được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây (True Cloud) với khả năng tùy chỉnh cao nhất thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp báo cáo chuyên sâu và cập nhật thông tin nhanh chóng trong thời gian thực (real-time). ERP Oracle NetSuite bao gồm nhiều tính năng hữu ích như tài chính, quản lý dự án, bán hàng, mua hàng, quản trị rủi ro,…. cùng nhiều tính năng cốt lõi khác.

Xem thêm:

2. Tích hợp AI và các công nghệ thông minh khác

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành trào lưu trong vài năm gần đây. Nếu như trước đây, người dùng phải cài đặt thêm tiện ích để tận hưởng các lợi ích của hệ thống AI thì ngày nay các giải pháp ERP đều được tích hợp sẵn các công nghệ thông minh, giúp người dùng dễ dàng sử dụng để xử lý và phân tích thông tin.

Các giải pháp hệ thống ERP tích hợp AI và các công nghệ thông minh có thể giúp kiểm soát quy trình làm việc, giảm lỗi, giảm thời gian xử lý thông tin, tự động hóa các quy trình phức tạp, từ đó giải phóng thời gian của nhân viên, giúp họ có thể sử dụng các khoảng thời gian tiết kiệm được vào các công việc khác, đem lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp.

Tích hợp AI và các công nghệ thông minh giúp doanh nghiệp giúp tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Lợi ích của tích hợp AI vào hệ thống ERP

  • AI biến các dữ liệu thô thành thông tin chi tiết hữu ích.
  • AI cung cấp những phương thức mới để phân tích dữ liệu khổng lồ, phức tạp và phi cấu trúc.
  • ERP tích hợp AI có thể tự động hóa các quy trình quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
  • ERP hỗ trợ bởi AI tạo ra quy trình làm việc, giảm thời gian tải và giảm thiểu các lỗi liên quan đến xử lý dữ liệu.

3. Truy cập và sử dụng dễ dàng trên ứng dụng di động

Mobile App từng là một lợi thế bổ sung, tuy nhiên hiện nay, Mobile App đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp triển khai ERP.

Hệ thống ERP cần phải đảm bảo tính tương thích với tất cả các thiết bị bao gồm cả di động, qua đó người dùng sẽ có thể truy cập, theo dõi và cập nhật thông tin, báo cáo ở mọi lúc mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại trong tay có kết nối internet. Điều này giúp các nhân viên thường xuyên phải làm việc bên ngoài xử lý công việc nhanh chóng hơn, đảm bảo hiệu quả công việc ngay cả khi không có mặt tại văn phòng.

Các bộ phận như CRM, bán hàng, bảo trì, sản xuất là các bộ phận thường xuyên cần di chuyển hoặc giao tiếp với khách hàng vào các khung giờ ngoài giờ làm việc sẽ cảm thấy đây là một trong những tính năng bắt buộc phải có của một hệ thống hệ thống ERP.

Các công ty cũng có thể tận dụng các lợi ích khác từ xu hướng này bao gồm việc đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, đảm bảo quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất.

Xu hướng ERP 2022 có thể truy cập và sử dụng dễ dàng hệ thống ERP trên ứng dụng di động

Lợi ích từ tính di động của ERP

  • Hệ thống ERP hỗ trợ trên thiết bị di động có thể cung cấp cho người dùng quyền truy cập dữ liệu khi đang di chuyển.
  • Người dùng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh từ mọi nơi, mọi lúc.
  • Công nghệ mới này giúp tăng năng suất của nhân viên bằng cách cho phép họ truy cập vào tất cả các thông tin và công cụ cần thiết để làm việc ngoài giờ hành chính và tại các cơ sở khác nhau.
  • Mobile App có thể cung cấp khả năng thu thập dữ liệu được sắp xếp hợp lý, chính xác và theo thời gian thực ngay tại vị trí người dùng đứng.
  • Nền tảng ERP di động tăng cường các quy trình giao tiếp và cuối cùng, giảm thiểu hậu quả của sự chậm trễ trong sản xuất.

4. Hỗ trợ báo cáo phân tích mạnh mẽ hơn

Hệ thống ERP với khả năng thu thập và tổ chức dữ liệu tuyệt vời cùng khả năng báo cáo chuyên sâu và mạnh mẽ luôn mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Không những vậy các hệ thống ERP tích hợp BI (Business Intelligence) còn có thể giúp doanh nghiệp phân tích thông tin dựa trên những dữ liệu có sẵn, từ đó hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng ngay lập tức theo thời gian thực.

Quản trị hệ thống ERP sẽ có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu từ các phòng ban khác nhau. Do đó, họ có thể tìm kiếm và sở hữu tất cả các thông tin cần thiết để dự đoán các xu hướng tương lai, xử lý vấn đề và đưa ra quyết định.

Hệ thống ERP hỗ trợ báo cáo phân tích mạnh mẽ hơn

ERP có khả năng báo cáo mạnh mẽ mang đến các ưu điểm

  • Giúp người dùng ít phụ thuộc hơn vào các ứng dụng của bên thứ ba vì hầu hết các hệ thống ERP hiện đại đều có phân tích tích hợp sẵn.
  • Hệ thống ERP với các công cụ phân tích giúp người dùng truy cập theo thời gian thực vào các báo cáo.
  • Khả năng phân tích chuyên sâu giúp việc ra quyết định khả thi từ tất cả các cấp kinh doanh.
  • Hệ thống ERP hiện có thể hiển thị thông tin chi tiết thông qua trực quan hóa dữ liệu.
  • Phân tích dữ liệu lớn có thể được sử dụng để xử lý khối lượng lớn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc mà các công ty thu thập hàng ngày.

5. Cập nhật dữ liệu theo thời gian thực (Real-time)

Các quyết định kinh doanh thông minh của doanh nghiệp luôn bắt nguồn từ việc nhận được các thông tin chính xác và kịp thời. Chính vì vậy, một hệ thống hệ thống ERP với khả năng cập nhật và chuyển tiếp dữ liệu tới các bộ phận liên quan theo thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng, nhanh chóng đưa ra các quyết định đột phá dựa trên các dữ liệu mới nhất của hệ thống, đảm bảo sự thông suốt về dữ liệu giữa các bộ phận.

Dữ liệu được cập nhật trong thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhanh và chính xác hơn

Một lợi ích đáng kể khác của dữ liệu thời gian thực trong ERP là khả năng nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Hệ thống ERP có thể cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hàng loạt thông tin hữu ích liên quan đến khách hàng. Nhân viên dịch vụ khách hàng của bạn sẽ nhận được thông tin về lịch sử mua hàng, thói quen và các chi tiết quan trọng khác của khách hàng một cách nhanh chóng, mang đến cơ hội tăng doanh số bán hàng tốt hơn, duy trì sự tương tác và gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.

Tổng hợp lợi ích khi dữ liệu được cập nhật trong thời gian thực

  • Đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn nhờ nguồn thông tin chính xác và kịp thời.
  • Chuyển tiếp thông tin theo thời gian thực giữa các bộ phận đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt.
  • Theo dõi và xử lý các vấn đề mới một cách hiệu quả và kịp thời hơn.
  • Dữ liệu thời gian thực cho phép người dùng làm phong phú trải nghiệm của khách hàng thông qua các thông tin liên quan được thu thập nhanh chóng từ các bộ phận khác nhau trong khi đang trò chuyện với khách hàng.

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
Bình luận
Đánh giá
Gửi bình luận

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khoa học của giải pháp SAP, đánh giá cao cách tiếp cận vấn đề và đào tạo của Citek. Hệ thống SAP hiện tại không chỉ hỗ trợ vấn đề sản xuất và quản trị công ty mà còn là nền tảng vững chắc để trong tương lai, NaMilux có thể cập nhật và cạnh tranh với xu hướng chung của thế giới – đó là chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Tổng Giám đốc NaMilux