SAP là gì? Ưu điểm và ứng dụng của SAP trong quản trị tổng thể doanh nghiệp

Trong thị trường kinh doanh đầy biến động, sự đổi mới và khả năng thích ứng là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển bền vững. Chính vì thế, SAP ra đời và đã cách mạng hóa lại hệ thống quản trị doanh nghiệp và thiết lập những tiêu chuẩn mới về sự tích hợp, linh hoạt dựa trên sức mạnh của công nghệ. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về hệ thống SAP trong bài viết dưới đây.

Xem nhanh

1. SAP là gì? Những khái niệm cơ bản về giải pháp ERP của SAP

SAP là tên công ty phát triển và cung cấp các giải pháp ERP hàng đầu hiện nay, có trụ sở chính tại Walldorf, Đức. Được thành lập vào năm 1972, tính đến 1/2024, SAP đã phát triển hơn 100 giải pháp và trở thành một tập đoàn đa quốc gia với hơn 105.000 nhân viên trên toàn thế giới, hơn 24.000 đối tác triển khai trên toàn cầu và 280 triệu người dùng trải khắp 188 quốc gia.

SAP là tên công ty chuyên cung cấp các giải pháp ERP hàng đầu thế giới tại Đức
SAP là tên công ty chuyên cung cấp các giải pháp ERP hàng đầu thế giới tại Đức
Giải pháp ERP của SAP (viết tắt là SAP ERP), ra mắt vào năm 2006, là giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực.

ERP đóng vai trò là “bộ não” của doanh nghiệp giúp tích hợp và liên kết lượng dữ liệu khổng lồ từ các quy trình kinh doanh cốt lõi như sản xuất, tài chính, nhân sự, bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng,... vào một hệ thống duy nhất. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành phức tạp mà còn tăng cường hiệu quả trong kinh doanh.

SAP cung cấp một hệ sinh thái toàn diện, linh hoạt
SAP cung cấp một hệ sinh thái toàn diện, linh hoạt
Giải pháp SAP có thể được triển khai linh hoạt theo các dạng mô hình như: lắp đặt “tại chỗ” (on premises), sử dụng công nghệ điện toán đám mây (on cloud) hoặc mô hình hybrid (kết hợp on premises và on cloud) tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp.

2. Các tính năng chính của SAP ERP

SAP ERP được xem là hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp cung cấp nhiều tính năng quan trọng. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là:

2.1 Quản lý dữ liệu: Hệ thống SAP ERP có tính năng bảo mật cao, đặc biệt đối với những dữ liệu quan trọng, thông qua việc hạn chế quyền truy cập dữ liệu với hệ thống bảo mật tích hợp tường lửa (firewall). Ngoài ra, dữ liệu được tích hợp vào một hệ thống chung duy nhất đảm bảo sự thống nhất xuyên suốt giúp doanh nghiệp theo dõi và đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời.

2.2 Quản lý tài chính: SAP tổ chức một cách hợp lý các quy trình liên quan đến tài chính - từ giao dịch, phân tích, lập kế hoạch đến rủi ro doanh nghiệp. Hệ thống SAP còn hỗ trợ doanh nghiệp xác định doanh số bán hàng, công nợ, xử lý nợ xấu và chi phí.

SAP ERP có nhiều tính năng hỗ trợ quản lý nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả
SAP ERP có nhiều tính năng hỗ trợ quản lý nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả
2.3 Quản lý sản xuất: SAP cung cấp quy trình thiết kế và quản lý vòng đời sản phẩm với các tính năng về kỹ thuật sản xuất, vận hành sản phẩm, quản lý chất lượng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình và giải quyết được vấn đề đứt gãy các chuỗi sản xuất.

2.4 Quản lý mua - bán hàng: Về mua hàng, SAP có các tính năng liên qua đến việc quản lý đơn đặt hàng, lượng hàng tồn kho và thanh toán. Bên cạnh đó, SAP còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hợp đồng đơn đặt hàng và hệ thống dữ liệu bán hàng một cách nhất quán. Giúp cho toàn bộ quá trình mua và bán được vận hành một cách chặt chẽ.

2.5 Quản lý chuỗi cung ứng (CSM): Nhờ vào các mô-đun đánh giá bán hàng, mua hàng, đơn đặt hàng vận chuyển hàng tồn kho, quản lý kho và hàng tồn, SAP mang đến bức tranh tổng quan về toàn bộ hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng.

2.6 Thỏa thuận dịch vụ chính (Master Service Agreement - MSA) và quản lý dữ liệu: Các tính năng của SAP như thỏa thuận dịch vụ chính và quản lý dữ liệu, quản lý bộ phận dịch vụ, quản lý đơn đặt hàng đăng ký,... giúp đảm bảo kết quả dịch vụ mang lại lợi nhuận.

Ngoài ra, SAP ERP còn sở hữu các tính năng khác như: quản lý dự án, quản lý nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng,...

3. Những ưu điểm vượt trội khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp SAP

3.1 Quản trị doanh nghiệp toàn diện với giải pháp SAP ERP hàng đầu thế giới

SAP ERP cho phép tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp đều cùng sử dụng và lưu trữ dữ liệu trên một hệ thống duy nhất. Điều này sẽ tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, giảm thiểu sự phân tán thông tin.

SAP tích hợp tất cả dữ liệu trong hoạt động kinh doanh trên cùng một hệ thống
SAP tích hợp tất cả dữ liệu trong hoạt động kinh doanh trên cùng một hệ thống

Ví dụ, FRIWO Việt Nam đã tiến hành xây dựng “xương sống số" bằng SAP được tư vấn và triển khai bởi Citek với phạm quy 10 phân hệ đi đến hệ thống quản trị toàn diện và đồng bộ giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và có hệ thống.

3.2 Giải quyết bài toán chi phí hiệu quả

Giải pháp SAP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận hành bằng cách cung cấp dữ liệu chính xác, kịp thời bởi các công cụ phân tích mạnh mẽ. Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại. Với thiết kế mở linh hoạt, hệ thống SAP dễ dàng được tuỳ chỉnh phạm vi sử dụng hay chức năng theo nhu cầu người dùng.
Ứng dụng SAP giúp doanh nghiệp quản lý ngân sách tối ưu
Ứng dụng SAP giúp doanh nghiệp quản lý ngân sách tối ưu
Chẳng hạn, giải pháp SAP được ứng dụng trong sản xuất, từ khâu ước tính chi phí nguyên, vật liệu khi có đơn đặt hàng đến dự báo và theo dõi lượng tồn kho theo thời gian thực. Qua đó giảm thiểu tình trạng sản xuất dư thừa, tối ưu hao phí sản xuất và đảm bảo hàng tồn kho luôn được duy trì ở mức hợp lý.

3.3 Bảo mật dữ liệu tối đa

Hiện nay, đa phần các giải pháp SAP được thiết kế để chạy trên các nền tảng an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế nghiêm ngặt như ISO/IEC 27001. Công nghệ bảo mật hiện đại nhất của SAP sẽ được hệ thống tự động cập nhật phiên bản mới nhất đến người dùng.
Các giải pháp SAP đều sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến bậc nhất
Các giải pháp SAP đều sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến bậc nhất

Bên cạnh đó, SAP cho phép người dùng phân quyền truy cập vào hệ thống theo từng cấp bậc trong doanh nghiệp để nhân viên có thể sử dụng một số chức năng tùy chỉnh riêng biệt phục vụ cho công việc.

3.4 Tăng cường sự kết nối giữa các phòng ban

Trước đây, dữ liệu được lưu trữ một cách rời rạc trên nhiều ứng dụng, gây khó khăn cho nhân viên trong việc truy cập và chia sẻ thông tin với nhau. Hơn nữa, việc sao chép dữ liệu nhiều lần qua nhiều phòng ban còn làm tăng chi phí lưu trữ tài nguyên công nghệ thông tin và nguy cơ dữ liệu bị trùng lặp, phát sinh lỗi.

SAP giúp tăng cường sự kết nối giữa các nhân viên từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp
SAP giúp tăng cường sự kết nối giữa các nhân viên từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp
Bằng cách tích hợp dữ liệu trên cùng một hệ thống, SAP tạo điều kiện thuận lợi cho luồng thông tin trong doanh nghiệp lưu thông hiệu quả và tăng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, tạo môi trường làm việc linh hoạt. 

3.5 Nâng cao hiệu suất

Với giải pháp SAP, doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể các hoạt động thủ công và hạn chế xảy ra sai sót. Chẳng hạn, SAP sẽ tự động cập nhật dữ liệu chính xác trên hệ thống, rút ngắn thời gian tính toán và xử lý đơn hàng hay tự động hóa các quy trình quản lý và báo cáo,... góp phần tăng hiệu suất kinh doanh.

4. Những ứng dụng của SAP trong doanh nghiệp

SAP ERP đáp ứng nhu cầu quản trị toàn diện doanh nghiệp trong đa lĩnh vực, đa ngành nghề, từ các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia đến doanh nghiệp SME. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn triển khai hệ thống SAP nhằm mở ra cánh cửa của sự đổi mới liên tục và tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Một số giải pháp SAP được sử dụng phổ biến hiện nay như: SAP S/4HANA, SAP Business One, SAP Analytics Cloud (SAC),...

SAP S/4HANA

SAP S/4HANA là phiên bản ERP mới nhất và tiêu biểu nhất của SAP, được xây dựng trên nền tảng công nghệ in-memory computing (điện toán trong bộ nhớ) giúp tăng tốc độ xử lý lượng dữ liệu khổng lồ.

Được triển khai hoàn toàn trên đám mây kết hợp cùng công nghệ AI, học máy và phân tích dữ liệu, SAP S/4HANA mở ra hướng tiếp cận đột phá trong quản lý nguồn lực doanh nghiệp, với các chức năng như quản lý tài chính, nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng và nhiều chức năng khác.

Tìm hiểu thêm về SAP S/4HANA là gì?

SAP S/4HANA là hệ thống quản trị doanh nghiệp có nhiều cải tiến so với các phiên bản trước của SAP ERP
SAP S/4HANA là hệ thống quản trị doanh nghiệp có nhiều cải tiến so với các phiên bản trước của SAP ERP

SAP Business One

SAP Business One là một giải pháp SAP ERP được phát triển dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tích hợp lên đến hơn 30 chức năng như quản lý tài chính, quản lý kho, quản lý bán hàng,... SAP Business One mang lại sự đơn giản, linh hoạt và khả năng tùy chỉnh dễ dàng để đáp ứng nhu cầu riêng biệt cho từng doanh nghiệp.

SAP Analytics Cloud (SAC)

SAP Analytics Cloud (SAC planning) là bộ giải pháp lập kế hoạch tổng thể hoạt động của doanh nghiệp dựa trên nền tảng điện toán đám mây theo mô hình công nghệ SaaS (SaaS – Software as a Service). SAC giúp người dùng kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thực hiện phân tích dữ liệu nâng cao và đưa dự đoán xu hướng tương lai giúp định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, SAP còn cung cấp nhiều giải pháp khác như: SAP Business By Design, SAP Success Factors, SAP Integrated Business Planning (SAP IBP),...

5. Các câu hỏi thường gặp:

5.1 Nguồn gốc tên gọi của SAP?

SAP là chữ viết tắt từ tên tiếng Đức ban đầu của công ty là Systemanalyse Programmentwicklung, dịch ra tiếng Anh là System Analysis Program Development (Phát triển Chương trình Phân tích Hệ thống).

5.2 Phân biệt SAP và ERP?

ERP là thuật ngữ chung, dùng để chỉ các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành và hỗ trợ quản trị toàn diện nhờ vào việc tích hợp dữ liệu trên một hệ thống duy nhất. Còn SAP là tên gọi riêng của các giải pháp ERP được phát triển bởi công ty cùng tên.

Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ ERP và SAP
Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ ERP và SAP

5.3 Vì sao SAP là giải pháp được ứng dụng nhiều nhất thế giới?

SAP là ứng dụng ERP được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ vào sự hiệu quả, linh hoạt và khả năng tích hợp dữ liệu toàn diện, phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, các giải pháp SAP liên tục được cập nhật và phát triển các tính năng mới, tích hợp công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, IoT giúp doanh nghiệp duy trì sự đổi mới và năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế.

6. Citek - đối tác chính thức của SAP tại Việt Nam

Citek là doanh nghiệp tư vấn và triển khai bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện ERP Oracle NetSuite và SAP cho doanh nghiệp vừa và lớn uy tín tại Việt Nam. Với 15 kinh nghiệm thực tiễn triển khai thành công giải pháp SAP tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Honda Việt Nam, Gỗ An Cường, Tập đoàn Lộc Trời, Thép Hòa Phát Dung Quất, Digiworld,… Citek cũng là đối tác duy nhất tại Việt Nam được SAP vinh danh SAP S/4HANA Partner of The Year 2020, đối tác phát triển nhanh nhất của SAP khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2019.

Bạn quan tâm chủ đề gì?

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
Bình luận
Đánh giá
Gửi bình luận

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khoa học của giải pháp SAP, đánh giá cao cách tiếp cận vấn đề và đào tạo của Citek. Hệ thống SAP hiện tại không chỉ hỗ trợ vấn đề sản xuất và quản trị công ty mà còn là nền tảng vững chắc để trong tương lai, NaMilux có thể cập nhật và cạnh tranh với xu hướng chung của thế giới – đó là chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Tổng Giám đốc NaMilux