7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

Chuỗi cung ứng không đơn thuần là các hoạt động nối tiếp nhau, mà mỗi giai đoạn trong đó đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Một phương pháp tiếp cận mới đã ra đời giúp doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng một cách toàn diện, xuyên suốt. Đó là chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end supply chain).

Phương pháp này xem chuỗi cung ứng như một thể thống nhất, với một mục tiêu đó là mang sản phẩm đến tay khách hàng. Do đó, mỗi thay đổi trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng đầu-cuối đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến kết quả tổng thể. Hãy cùng Citek tìm hiểu 7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối để biết các giai đoạn này có vai trò như thế nào và tác động đến nhau ra sao nhé!

Xem nhanh

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

1. Thu mua (Procurement)

Hoạt động thu mua không chỉ là tìm nguồn cung ứng chất lượng với giá tốt nhất, mà còn bao gồm việc ước tính thời gian sản xuất, kiểm tra mức tồn kho để phân bổ nguyên vật liệu hiệu quả, và quản lý nhận hàng tại kho. Nếu hoạt động thu mua không được kiểm soát chặt chẽ, nhà máy sẽ không có đủ nguyên vật liệu cho sản xuất. Do đó, trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end), cần cân nhắc tất cả các khía cạnh của hoạt động thu mua để đảm bảo đội ngũ sản xuất luôn có đủ nguyên vật liệu khi cần thiết, nhằm duy trì hoạt động sản xuất hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Chuỗi cung ứng đầu-cuối (End-to-end supply chain) là gì?

 7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối 

2. Sản xuất (Manufacturing)

Sản xuất là hoạt động huyết mạch của nhiều doanh nghiệp, bởi nếu không có sản phẩm để bán thì hoạt động kinh doanh cũng bị ngưng trệ. Bất cứ sự chậm trễ nào trong khâu sản xuất cũng có thể khiến các cửa hàng rơi vào tình trạng “trống kệ” và gây khó chịu cho khách hàng khi bị hủy đơn hoặc chậm đơn. Để tối ưu quy trình sản xuất trong chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end), nguyên vật liệu đầu vào cần đảm bảo chất lượng tốt. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ không phải mất thêm thời gian và nhân lực để phân loại và loại bỏ những thành phần kém chất lượng. Đồng thời, sản phẩm sau khi hoàn thành cũng phải được sắp xếp và phân loại rõ ràng để thuận tiện cho quá trình phân phối. Dù kho hàng có được hoàn thiện đến đâu mà hàng hóa không được sắp xếp hợp lý thì vẫn có thể gây ra tình trạng chậm trễ hoặc thất lạc hàng hóa.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

3. Phân phối (Distribution)

Ở giai đoạn phân phối, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử, chọn hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider hay LSP) để đảm nhận toàn bộ việc phân phối, lưu trữ và vận chuyển hàng. Điều này vừa giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ trong nhà, vừa tăng trải nghiệm khách hàng nhờ dịch vụ chuyên nghiệp hơn.

Còn với những doanh nghiệp tự xử lý khâu phân phối, cần giám sát chặt chẽ hoạt động này. Bởi nếu cách thức phân phối hay vận chuyển không hiệu quả có thể gây ra tình trạng trống kệ tại các điểm bản lẻ và khiến khách hàng không hài lòng. Hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh sau thuế.

Do đó, thay vì tập trung hàng hóa tại một địa điểm, người quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) có thể phân bổ hàng tồn kho ở các vị trí chiến lược, gần với vị trí của khách hàng hoặc các thị trường tiêu thụ quan trọng. Khi có đơn hàng từ khách hàng hoặc các nhà bán lẻ, doanh nghiệp sẽ gửi hàng theo lô (bulk) từ những địa điểm này đến các nhà bán lẻ hoặc trung tâm phân phối. Như vậy sẽ giảm chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian hơn.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

4. Lưu trữ (Storage)

Doanh nghiệp có nhiều cách để quản lý hoạt động lưu trữ hàng hóa như tự lưu trữ tại doanh nghiệp, thuê cơ sở lưu trữ hoặc thuê một đơn vị LSP xử lý thay. Với các doanh nghiệp nhỏ, có thể chọn cách tự lưu trữ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp lớn mạnh hơn, nên cân nhắc hợp tác với một đối tác bên ngoài để quản lý hiệu quả hơn.

Dù lựa chọn theo cách nào, doanh nghiệp cũng cần kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ. Nếu quá nhiều hàng tồn kho sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho, thậm chí lãng phí hàng hóa nếu sản phẩm có hạn sử dụng ngắn. Ngược lại, nếu quá ít hàng tồn kho sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đơn hàng, buộc khách hàng phải chờ đợi, thậm chí mất khách vào tay đối thủ. Người quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) phải nắm được bức tranh toàn cảnh về hàng hóa, từ khâu sản xuất đến tay khách hàng, để đảm bảo mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng đều có đủ các nguồn lực cần thiết, giải quyết kịp thời nhu cầu của khách hàng.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

5. Vận chuyển và Giao hàng chặng cuối (Shipping and last-mile delivery)

Khách hàng luôn muốn giao hàng nhanh, thường là trong 2 ngày hoặc sớm hơn càng tốt. Điều này trở thành một thách thức lớn đối với những doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng và địa điểm phân phối rộng lớn. Do đó, một số doanh nghiệp chọn giao lại việc này cho LSP hoặc một hệ thống quản trị vận tải (TMS). Họ sẽ thay công ty xử lý những công việc phức tạp trong quá tình vận chuyển hàng hóa như tối ưu tuyến đường, làm việc với hải quan quốc tế,… Tuy nhiên, cách này không khả thi đối với các công ty nhỏ có nguồn ngân sách eo hẹp.

Do đó, người quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) cần cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của các lựa chọn, cũng như xem xét những tác động của chúng đến các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

6. Bán hàng (Sales)

Cũng như phần lớn các hoạt động trong doanh nghiệp, mục đích sau cùng của chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) là bán sản phẩm. Đội ngũ bán hàng phải cập nhật liên tục số lượng và giá bán sản phẩm - được tính toán thông qua lịch trình sản xuất, hàng tồn kho và chi phí hiện tại. Với chuỗi cung ứng đầu cuối (end-to-end), giá sản phẩm có thể được niêm yết và điều chỉnh linh hoạt khi có bất kỳ thay đổi nào trong chuỗi cung ứng. Giả sử nếu chi phí mua nguyên vật liệu tăng do nhà cung cấp tăng giá, giá bán cho khách hàng cũng sẽ được điều chỉnh nhanh chóng để tránh việc phải bán lỗ trong tương lai.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

7. Dịch vụ khách hàng (Customer service)

Một số doanh nghiệp xem bán hàng là bước cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, dịch vụ hậu mãi cũng là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ trung thành của khách hàng. Do đó, nếu doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bảo hành - bảo dưỡng, người quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end) phải nắm được toàn bộ dữ liệu liên quan đến các dịch vụ này để xác định những mặt hàng và linh kiện thay thế cần bổ sung trong kho. Người quản lý cũng cần giám sát hoạt động logistics ngược (reverse logistics) để không làm ảnh hưởng đến mức tồn kho và lợi nhuận tổng thể.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

Chọn tăng trưởng, chọn NetSuite

Mọi doanh nghiệp đều cần quản lý chuỗi cung ứng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực cho việc thu thập và phân tích dữ liệu để quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối hiệu quả. Phân hệ Quản trị chuỗi cung ứng của Oracle NetSuite sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát dòng hàng hóa từ nhà cung cấp, qua quá trình sản xuất, đến tay khách hàng.

Hệ thống sẽ ghi lại và cập nhật dữ liệu sản xuất, báo cáo tài chính, hàng tồn kho và các đơn hàng chưa thanh toán theo thời gian thực. Đồng thời, mọi hoạt động thu mua, lên kế hoạch hay sản xuất đều được quản lý trên một cơ sở dữ liệu duy nhất.

Nhờ vậy, người quản lý có thể theo dõi chi tiết từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng để tối ưu quy trình làm việc. Đồng thời, nắm được bức tranh tổng quan để biết được những cải tiến mới có tác động như thế nào đến phần còn lại của chuỗi cung ứng.

7 giai đoạn trong chuỗi cung ứng đầu-cuối

Kết luận

Trong tương lai gần, phương pháp quản trị chuỗi cung ứng đầu-cuối (end-to-end supply chain) sẽ là tương lai của ngành sản xuất. Quản lý chuỗi cung ứng như một quy trình thống nhất sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu toàn bộ quy trình của mình, ngăn tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa, cũng như tránh tạo ra hiệu ứng domino không mong muốn do một thay đổi trong quy trình.

Để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích về ERP, Quản trị và Kinh doanh, đọc ngay các bài viết của Citek TẠI ĐÂY! 

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
Bình luận
Đánh giá
Gửi bình luận

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khoa học của giải pháp SAP, đánh giá cao cách tiếp cận vấn đề và đào tạo của Citek. Hệ thống SAP hiện tại không chỉ hỗ trợ vấn đề sản xuất và quản trị công ty mà còn là nền tảng vững chắc để trong tương lai, NaMilux có thể cập nhật và cạnh tranh với xu hướng chung của thế giới – đó là chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Tổng Giám đốc NaMilux