Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhà máy với SAP PM trong thời đại chuyển đổi số

Thời gian đọc: 3 phút

Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhà máy với SAP PM trong thời đại chuyển đổi số

Trước đây, trong một thời gian dài, bộ phận bảo trì được tổ chức hoạt động độc lập với quy trình sản xuất, vận hành của cả công ty. Trong khi sản xuất và kế toán được triển khai ERP như một hệ thống nhất quán, bộ phận bảo trì vẫn tiếp tục với hệ thống riêng biệt, thiếu kết nối với phần còn lại.

Ngày nay, nhiều công ty đang ngày càng nhận thấy bảo trì là một khoảng đầu tư chứ không hẳn chỉ là một loại chi phí hoạt động như trước. Và những thay đổi trong hệ thống sản xuất cần phải được phản ánh trở lại vào hệ thống bảo trì thay vì bộ phận bảo trì được hoạt động như một thực thể riêng biệt. Ví dụ: máy chạy 10.000 tấn sẽ được cho dừng để bảo trì bảo dưỡng.

Từ khi hệ thống CMMS ra đời, quản lý bảo trì đã có bước ngoặt phát triển đáng kể, góp phần vào việc cải tiến các phương pháp lập kế hoạch bảo trì hiện đại: kế hoạch bảo trì dựa vào năng suất (performance-based), kế hoạch bảo trì dựa vào điều kiện hoạt động (condition-based) …

Trong khi đó, hệ thống ERP vẫn tiếp tục có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ để quản lý toàn diện các hoạt động, nguồn lực trong doanh nghiệp. Và nhu cầu cần tích hợp (Integration) hoặc giao tiếp (Interfacing) giữa hai hệ thống CMMS và ERP đã bắt đầu xuất hiện, ngày càng trở nên cấp thiết. Hiện nay có 03 mô hình ứng dụng sau được sử dụng để giải quyết cho vấn đề tích hợp và giao tiếp này.

  • Mô hình 1 – mô hình giao tiếp (Interfacing): ở mô hình này, doanh nghiệp sẽ sử dụng 02 hệ thống độc lập nhau: CMMS để quản lý bảo trì và ERP để quản lý phần còn lại (kế toán, sản xuất, kho, mua hàng, bán hàng, nhân sự). Ở mô hình này, dữ liệu liên quan đến bảo trì sẽ được ghi nhận tại hệ thống CMMS và định kỳ sẽ được truyền về hệ thống ERP. Các thông tin như giờ công lao động, chi phí vật tư/ sparepart được tập hợp ở các lệnh bảo trì (Work Order) từ CMMS và chuyển hàng loạt đến phân hệ tài chính kế toán trong hệ thống ERP.

 

Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhà máy với SAP PM trong thời đại chuyển đổi số

 

Với mô hình này, dữ liệu được truyền tải một chiều thông qua công cụ Interface (giao tiếp).

Mô hình 2 – mô hình tích hợp (Integration): ở mô hình này, đòi hỏi phải có sự tích hợp hai chiều qua lại giữa 2 hệ thống vốn dĩ độc lập CMMS với ERP. Danh mục dữ liệu về mã vật tư, mã nhà cung cấp … phải được tích hợp đồng nhất giữa 02 hệ thống. Do đó, cần thông qua một hệ thống thứ ba là PLC (Program Logic Controller) để thực hiện. Mô hình này đòi hỏi chi phí triển khai cao, customize nhiều, rủi ro lớn nhưng lại vẫn chưa tích hợp toàn diện được như một hệ thống.

 

Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhà máy với SAP PM trong thời đại chuyển đổi số

 

Mô hình 3 – mô hình hợp nhất (CMMS = EAM): được xem là sự hợp nhất toàn diện hệ thống CMMS vào ERP. Ngày nay, CMMS đã được phát triển để đưa lên tầm cao mới với khái niệm EAM (Enterprise Asset Management) – quản lý hệ thống tài sản trong doanh nghiệp toàn diện. EAM trở thành một phân hệ trong một hệ thống đồng nhất của ERP. Ở mô hình này, tất cả dữ liệu sẽ được tương tác qua lại nhịp nhàng giữa các phân hệ: quản lý bảo trì, quản lý mua hàng, quản lý kho, quản lý sản xuất, tài chính kế toán… Cụ thể phân hệ quản lý thiết bị, bảo trì sửa chữa trong SAP ERP là PM (Plant Maintenance).

 

Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhà máy với SAP PM trong thời đại chuyển đổi số

 

Các nhóm chức năng chính trong phân hệ SAP PM (Plant Maintenance)

  • Quản lý cấu trúc (structure) đơn vị bảo trì sửa chữa: planning plant, maintenance plant, storage location, planner group, work center, …
  • Quản lý các mô hình tổ chức quản lý bảo trì sửa chữa.
  • Quản lý khu vực chức năng funtional location theo nhiều cấp.
  • Quản lý danh mục thiết bị, lý lịch thiết bị.
  • Quản lý danh mục vật tư, sparepart; thuộc tính vật tư, sparepart.
  • Quản lý BOM (Bill of Material) thiết bị.
  • Quản lý bộ đo bộ đếm.
  • Quản lý bảo hành.
  • Quản lý công việc bảo trì bảo dưỡng theo quy trình.
  • Quản lý tài liệu đính kèm.
  • Quản lý danh mục PRT (Production & Resource tool).
  • Quản lý kế hoạch bảo trì Preventive Maintenance theo nhiều chiến lược.
  • Quản lý sửa chữa đột xuất Breakdown Maintenance.
  • Quản lý thông báo bảo trì (Notification).
  • Quản lý lệnh bảo trì (Order).
  • Quản lý kế hoạch cung ứng cho vật tư, sparepart.
  • Quản lý chi phí, nhập xuất tồn vật tư, sparepart.
  • Hệ thống báo cáo kiểm soát information system.