Giải pháp tổng thể trong quản trị doanh nghiệp ngành Thủy Sản

Thời gian đọc: 4 phút

Bộ giải pháp tổng thể SAP và CITEK trong quản trị doanh nghiệp ngành Thủy Sản

CITEK

Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng ERP đều có những thách thức và khó khăn nhất định, đặc biệt với doanh nghiệp ngành Thủy sản. Điều này thể hiện qua các con số: mã nguyên liệu tôm, cá phải chi tiết theo cỡ (size), tạp chất, phụ trội với số lượng lên đến hơn 3.400 mã; sản xuất hầu hết là theo đơn đặt hàng (Make-To-Order) nên số lượng mã thành phẩm rất lớn với hơn 13.000 mã; bao bì cho đóng gói với hơn 11.500 mã và phải quản lý theo khách hàng như: thùng carton, bọc, đáy, túi, decal các loại, dây đai; gia vị, phụ gia, hóa chất với gần 1.000 mã; và môi trường sản xuất trong nhà máy có nhiều nước, độ ẩm và tính ăn mòn rất cao.
Tư duy và năng lực đến từ cả 2 phía: doanh nghiệp và nhà tư vấn giải pháp đang có những bước tiến rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Đó là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, thay đổi, chuẩn hóa và ứng dụng thành công giải pháp ERP cho ngành Thủy sản.
Để thực hiện thành công SAP ERP cho doanh nghiệp Thủy sản, đối tác tư vấn triển khai và bộ giải pháp SAP ERP phải giải quyết được các vấn đề nghiệp vụ đặc thù như sau:

  1. Quản trị và kiểm soát vùng nuôi
  • Quản lý toàn bộ Vùng/Farm/Ao của từng công ty.
  • Quản lý và kiểm soát từ lúc thả giống, thăm ao và thu hoạch.
  • Kiểm soát và truy xuất chất lượng trong quá trình nuôi, so sánh tình hình tăng trưởng, thức ăn tiêu hao với tiêu chuẩn nuôi.
  • Dự báo lượng thức ăn sẽ tiêu hao, sản lượng thu hoạch, cỡ thu hoạch.
  • Truy vết quá trình nuôi: giống, chất lượng, thức ăn, tăng trưởng…
  • Tích hợp tiêu hao với ERP như: thức ăn, giống, thuốc…
  1. Quản trị kế hoạch và kiểm soát chi phí nuôi
  • Tổ chức kế hoạch nuôi theo từng ao chi tiết theo thức ăn, giống, thuốc, nhân công, chi phí chung khác.
  • Tổ chức ghi nhận thực tế phát sinh theo từng ao.
  • Tích hợp số liệu từ bảng kê tiêu hao theo định kỳ của các vùng nuôi.
  • Tính giá thành các ao nuôi.
  • So sánh kế hoạch và thực tế nuôi.
  1. Quản trị thu mua cá, bao bì, hóa chất, phụ gia…
  • Tổ chức danh mục nguyên liệu cá, tôm, hóa chất, phụ gia, bao bì…
  • Quản lý thu mua cá theo từng ao, farm.
  • Quản lý thu mua tôm theo từng cỡ, tỉ lệ phụ trội, loại, nhóm.
  • Quản lý giá nguyên liệu theo ngày, cỡ, loại.
  • Quản lý trợ giá cho từng đợt mua (nếu có).
  • Quản lý và đối chiếu SL tại ao và nhà máy, tách chi phí phải trả cho thầu phụ và chủ ao.
  • Tích hợp thu mua từ cân điện tử, bảng kê Excel.
  • Kiểm soát mua bao bì theo khách hàng, đơn hàng.
  • Kiểm soát thanh toán giá nguyên liệu và trợ giá.
  • Phân tích lịch sử giá mua…
  1. Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý thông tin chi tiết về khách hàng.
  • Quản lý các hoạt động tương tác với khách hàng.
  • Phân tích các cơ hội.
  • Quản lý các sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
  • Quản lý nhóm kinh doanh.
  • Quản lý các đối thủ trong từng cơ hội.
  • Quản lý báo giá, lập đơn hàng.
  • Phân tích các cơ hội mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới.
  • Quản lý kế hoạch kinh doanh theo từng Sale/Group.
  • Phát triển thị trường.
  • Quản lý và kết nối với khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội.
  • Quản lý và kết nối, chia sẻ thông tin trong nhóm.
  • Tích hợp với Mail và ứng dụng văn phòng.
  • Tích hợp với SAP ERP, Business Warehouse.
  1. Quản trị kinh doanh và phân phối
  • Tổ chức danh mục thành phẩm cá, tôm, phụ phẩm…
  • Quản lý chi tiết quy cách.
  • Giá bán theo nhiều đơn vị tính và đơn vị tính quy đổi.
  • Tính giá theo nhiều nhóm khối lượng.
  • Quản lý danh mục khách hàng.
  • Quản lý thông tin đơn hàng và hợp đồng.
  • Quản lý kế hoạch mua bao bì.
  • Quản lý và kiểm soát tiến độ thực hiện đơn hàng.
  • Phân chia kế hoạch sản xuất cho đơn hàng cho nhiều nhà máy.
  • Quản lý tiến độ giao hàng và cước tàu.
  • Quản lý hàng nhập sản xuất xuất khẩu.
  • Quản lý quy trình mua bán nội bộ.
  • Đánh giá hiệu quả theo khách hàng, hợp đồng, thị trường, nhóm/ nhân viên kinh doanh.
  1. Quản trị kho lạnh theo chuẩn Warehouse
  • Quản lý kho theo chuẩn Warehouse.
  • Quản lý nhập xuất dãy, tầng, ô, Pallet.
  • Quản lý ô trống.
  • Quản lý hàng lẻ.
  • Quản lý tồn kho theo đơn hàng, khách hàng, theo thuộc tính, trạng thái.
  • Quản lý hạn sử dụng.
  • Kiểm kê.
  • Tích hợp nhập xuất, kiểm kê với SAP thông qua giải pháp mã vạch.
  1. Tích hợp truy xuất mã vạch 2 chiều (QR Code)
  • Quản lý và in mã vạch thành phẩm từ SAP ERP.
  • Thiết kế mã vạch cho kiện (thùng) và Pallet.
  • Thực hiện các nghiệp vụ nhập/xuất kho trên PDA.
  • Tích hợp với PDA qua Web Service và đẩy dữ liệu về hệ thống SAP ERP.
  • Quản lý nhập xuất theo dãy, tầng, ô, Pallet.
  • Kiểm soát và hạn chế sai sót trong xuất hàng.
  • Kiểm kê nhanh và chính xác.

 MPC_Barcode1

  1. Quản trị sản xuất – chất lượng
  • Chuẩn hóa danh mục dùng chung: Material, BOM, UOM, Routing.
  • Quản lý kế hoạch và sản xuất cho thành phẩm cá, tôm, phụ phẩm…
  • Quản lý quy cách sản phẩm xuyên suốt từ đơn hàng đến lệnh sản xuất một cách hoàn toàn tự động.
  • Kế hoạch sản xuất theo đơn hàng cũng như kế hoạch đóng tạm.
  • Điều độ nguyên liệu thu mua trong ngày cho các đơn hàng theo cỡ.
  • Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, bao bì theo từng đơn hàng, khách hàng.
  • Quản lý định mức vật tư, quy trình sản xuất cho từng sản phẩm khác nhau.
  • Sản xuất theo đơn hàng: quản lý các quy cách sản phẩm theo từng đơn hàng, tồn kho theo đơn hàng và khách hàng…
  • Quản lý chất lượng, truy vết nguồn gốc theo ao.
  1. Quản trị giá thành, chi phí, lợi nhuận
  • Quản lý giá thành: phân tích giá thành thực tế so với kế hoạch, nguyên nhân chênh lệch, phương pháp xử lý chênh lệch, phân tích hiệu quả cho từng sản phẩm trên đơn hàng…
  • Tính giá thành cho thành phẩm, phụ phẩm…
  • Quản lý ngân sách chi phí bộ phận, chương trình sự kiện…
  • Kiểm soát chi phí thực hiện so với ngân sách.
  • Phân tích kế hoạch và thực hiện lợi nhuận theo: Đơn hàng, dòng sản phẩm, khách hàng, thị trường, nhóm bán hàng, đơn vị…
  1. Báo cáo quản trị thông minh
  • Cung cấp các báo cáo và dashboard toàn cảnh về tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh, dòng tiền, công nợ, tồn kho của toàn doanh nghiệp và phân tích hiệu quả hoạt động trên nhiều chiều khác nhau như đơn vị kinh doanh, khách hàng, thị trường, kênh, nhân viên, dòng sản phẩm…