Thời đại công nghệ bùng nổ kéo theo những xu hướng triển khai hệ thống ERP mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Một giải pháp quản trị tốt là giải pháp có thể hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành và tăng năng lực cạnh tranh. Tìm hiểu thêm các xu hướng triển khai ERP mới năm 2022 và 2023 để lựa chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu các dự báo và xu hướng ERP năm 2022 – phần 1 tại: 10 Dự báo và Xu hướng triển khai ERP mới cho doanh nghiệp SME năm 2022 và 2023 – Phần 1
6. Chú trọng hơn đến Digital Marketing
Nhiều hệ thống ERP hiện nay đã cung cấp các ứng dụng hỗ trợ Marketing như Automation Marketing, Email Marketing,… giúp các doanh nghiệp gửi email marketing từ hệ thống ERP và quản lý các chiến dịch marketing. Họ thể đăng bài, quản lý bài viết và tương tác một cách nhanh chóng và dễ dàng trên mạng xã hội thông qua hệ thống ERP. Với các báo cáo phân tích và thông tin có sẵn trên hệ thống ERP, doanh nghiệp sẽ có được một cái nhìn tổng quát về hiệu quả của từng chiến dịch.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, xu thế này của hệ thống ERP sẽ còn có nhiều tiềm năng để phát triển hơn trong tương lai. Việc tích hợp các công cụ phân tích chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động Marketing hiệu quả.
Các điểm chính trong xu hướng “Chủ trọng hơn đến Digital Marketing”:
- Nhiều hệ thống ERP hiện cung cấp các module để phục vụ cho các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing cần thông tin thời gian thực về dữ liệu khách hàng và quy trình của công ty.
- Với các công cụ phân tích hiện đại của hệ thống ERP, việc hợp nhất giám sát các chiến dịch Digital Marketing cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Nhiều giải pháp ERP đang phát triển để tích hợp các tính năng liên quan đến Marketing và liên kết chúng trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội chính.
7. Cá nhân hóa hệ thống ERP
Bên cạnh xu hướng chuyển đổi dần từ On-Premise sang On-Cloud, ERP cũng dần chuyển từ một hệ thống khổng lồ sang một hệ thống được phân tách thành nhiều ứng dụng nhỏ nhưng vẫn có sự liên kết dữ liệu chặt chẽ với các ứng dụng liên quan khác. Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn những ứng dụng mình cần, điều này giúp doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận các hệ thống ERP với chi phí không quá đắt đỏ.
Hơn thế, các hệ thống ERP ngày càng có xu hướng tập trung hơn vào gia tăng trải nghiệm người dùng. Tùy theo phân quyền, người dùng ở các vị trí khác nhau trong công ty có thể theo dõi các dữ liệu công việc khác nhau, tạo ra những báo cáo, giao diện theo dõi phù hợp với từng đối tượng riêng biệt.
Bên cạnh đó, các hệ thống ERP linh hoạt, dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu của từng doanh nghiệp cũng sẽ được ưu tiên hơn. Các hệ thống ERP mà các End User (người dùng cuối) có thể tự vận hành mà không cần đến các lập trình viên hoặc chuyên gia CNTT đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng.
Các điểm sáng từ xu hướng “ERP được cá nhân hóa”
- Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng sử dụng các giải pháp ERP cá nhân hóa cho từng người dùng khác nhau với chi phí thấp.
- Hệ thống ERP xây dựng theo hướng cá nhân hóa sẽ được phát triển và kết hợp với các công nghệ như AI, IoT và nhiều công nghệ sáng tạo khác.
8. Xu hướng triển khai ERP nổi bật – Tích hợp IoT
Tích hợp Internet vạn vật (IoT) vào hệ thống ERP là xu hướng mới vô cùng nổi bật trong ngành sản xuất, logistics & transportation,…. và nhiều ngành công nghiệp khác. Sự kết hợp giữa hệ thống ERP và IoT có thể mở ra rất nhiều cơ hội, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi thực hiện Chuyển đổi số.
Hiểu đơn giản thì IoT là một mạng kết nối tất cả các thiết bị điện tử thông qua công nghệ cảm biến, phần mềm,… cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập, trao đổi dữ liệu với nhau mà không cần sự can thiệp của con người. Với sự kết hợp này, các doanh nghiệp có thể thu thập, phân tích và xử lý một lượng lớn thông tin thông qua các cảm biến. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất của quá trình sản xuất, giảm thiểu tối đa các công việc thủ công, hỗ trợ vận hành nhanh hơn, giảm tối đa chi phí.
Các điểm chính trong xu hướng ERP được tích hợp IoT
- Với nhu cầu về tốc độ và tính di động ngày càng cao trong các quy trình sản xuất hiện đại, tích hợp IoT cho hệ thống ERP được xem như một giải pháp để theo dõi nhanh các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn tiết kiệm giảm chi phí.
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước dự kiến sẽ tăng cường sử dụng IoT trong những năm tới. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với các hệ thống ERP có khả năng tương thích với IoT, trên hết là hệ thống ERP có thể triển khai đầy đủ IoT cho các hoạt động ERP.
9. Tập trung hơn vào phân hệ Tài chính
Phân hệ tài chính được coi là một trong những module quan trọng nhất của hệ thống ERP hiện đại. Nhiệm vụ chính của phân hệ này là cung cấp các chức năng liên quan đến tài chính như sổ cái chung, quản lý tiền tệ, quản lý bảng lương, tài sản cố định, quản lý tiền mặt,… Phân hệ tài chính cũng chịu trách nhiệm tạo báo cáo tài chính cho các bộ phận khác nhau.
Trong những năm gần đây, phân hệ tài chính đang dần tham gia nhiều hơn vào các quy trình nội bộ và bên ngoài trong các công ty. Ví dụ nó ghi lại mọi giao dịch và tích hợp chúng với các phân hệ khác như bán hàng, mua hàng,… để tính toán tác động của từng chi tiêu cụ thể.
Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến vai trò của ERP trong lĩnh vực tài chính ngày càng phát triển và quan trọng hơn với các doanh nghiệp là khả năng phân tích mạnh mẽ mà hệ thống ERP mang lại. Với sự trợ giúp của các giải pháp ERP hiện đại, các bộ phận kế toán, tài chính và lập kế hoạch có khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với mọi tình huống cũng như thích ứng nhanh với những thay đổi hoạt động.
Các điểm rút ra từ xu hướng tập trung nhiều vào phân hệ Tài chính
- Khi các phân hệ tài chính cho hệ thống ERP ngày càng trở nên tinh vi hơn, thì việc ghi lại tất cả các giao dịch tài chính và tương quan dữ liệu với các phân hệ khác để phân tích sẽ dễ dàng hơn.
- Với sự sẵn có ngày càng tăng của các phân tích trên hệ thống ERP, các nhóm tài chính, kế toán và lập kế hoạch giờ đây có thể nhanh chóng phản ứng và thích ứng với các tình huống bất ngờ trong các hoạt động doanh nghiệp.
10. Tăng cường áp dụng ERP trong ngành In 3D (Additive Manufacturing)
Ngành In 3D hay sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing) là một công nghệ chế tạo sản phẩm bằng cách đắp từng lớp vật liệu lên nhau dưới sự điều khiển của hệ thống máy tính để tạo thành một sản phẩm ba chiều.
Để sản xuất các loại sản phẩm 3D yêu cầu nhà sản xuất cần có những công nghệ hiện đại và cần nhiều dữ liệu kỹ thuật số được kết nối chặt chẽ với nhau. Từ những vấn đề đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành In 3D sử dụng hệ thống ERP hiện đại, giúp kết nối tất cả các quy trình cần thiết với nhau thông qua một nền tảng duy nhất.
ERP có thể giúp giám sát số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất thông qua in 3D. Bên cạnh đó, nó cũng có thể theo dõi mọi sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp có thể theo dõi mọi giai đoạn sản xuất và nguyên liệu kể từ khi nguyên liệu thô, trong quá trình sản xuất, trong suốt quá trình vận chuyển và giao hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải kiểm tra xem hệ thống của mình có đủ năng lực và khả năng xử lý sự cố dữ liệu hay không. Sau đó, doanh nghiệp mới xác định xem yêu cầu tiếp theo là nâng cấp, thay đổi phần mềm hay thực hiện các hành động cần thiết khác để phù hợp với lĩnh vực này. Thực tiễn đã cho thấy hệ thống ERP được ứng dụng trong ngày sản xuất bồi đắp đã trở nên nổi bật hơn kể từ năm 2021 và ngày càng có nhiều nhà sản xuất tích cực tích hợp máy in 3D vào hoạt động của họ.
Các điểm chính về ERP cho ngành Sản xuất bồi đắp (In 3D)
- Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bồi đắp đang áp dụng hệ thống ERP để tối ưu hóa hoạt động của họ. Tuy nhiên, trước khi triển khai, doanh nghiệp nên xác định xem hệ thống ERP có thể xử lý được hay không.
- Điểm sáng là ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng in 3D, do vậy hệ thống ERP chắc chắn sẽ được các hãng (SAP, Oracle NetSuite,..) phát triển để hỗ trợ các quy trình mà doanh nghiệp yêu cầu, đặc biệt là các hệ thống ERP Cloud sẽ được nâng cấp để hỗ trợ các yêu cầu của ngành Sản xuất bồi đắp.
Với sự xuất hiện của các xu hướng triển khai ERP mới mang tính đột phá, hệ thống ERP ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Hơn thế, ERP ngày nay không chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn mà còn tiếp cận đến các doanh nghiệp nhỏ và trở thành một nền tảng hỗ trợ quản trị không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp, giúp họ gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để được tư vấn thêm về các giải pháp ERP phù hợp, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ: TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
- Oracle NetSuite Có Phải Là Giải Pháp ERP Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp Của Bạn?
- Lộ Trình Chuyển Đổi Số Phổ Biến Cho Doanh Nghiệp SME
- 7 YẾU TỐ CỐT LÕI TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG DỰ ÁN ERP